PHẦN MỀM KẾ TOÁN NGÀNH SẢN XUẤT
1. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc:
- Theo dõi thu, chi tiền mặt theo nhiều quỹ khác nhau;
- Theo dõi tức thời tiền mặt tại quỹ;
- Theo dõi chi tiết nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau;
- In phiếu thu. phiếu chi trên máy tính;
- Cung cấp các báo cáo như: Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gửi, Nhật ký chung, Sổ quỹ tiền mặt, Báo cáo quỹ tiền mặt, Sổ cái.
2. Quản lý công nợ:
- Quản lý công nợ phải thu, công nợ phải trả chi tiết đến từng khách hàng;
- Cho phép hạch toán bù trừ công nợ giữa các khách hàng với nhau;
- Lên các báo cáo: Sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng, Bảng cân đối công nợ phải thu - phải trả chi tiết theo từng khoản, sổ tổng hợp công nợ.
3. Quản lý vật tư, hàng hoá:
- Quản lý danh mục hàng hoá, vật tư, theo dõi giá cả, số lượng các mặt hàng đựơc lưu trữ trong kho;
- Quản lý VTHH Theo nhiều kho;
- Quản lý VTHH theo từng nhóm, loại vật tư hàng hoá;
- Quản lý chi tiết vật tư hàng hoá;
- In phiếu nhập, phiếu xuất vật tư trên máy tính;
- Tự động tính giá xuất kho, tồn kho theo nhiều phương pháp tính khác nhau;
- Cung cấp các báo cáo về hàng hoá như: Thẻ kho, sổ chi tiết hàng hoá, báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá theo từng kho và toàn công ty.
4. Quản Lý Doanh Thu:
- Quản lý doanh thu hàng ngày của các bộ phận trong công ty:
+ Doanh thu bộ phận kinh doanh;
+ Doanh thu bộ phận sản xuất;
+ Doanh thu khác, ...;
+ Quản lý doanh thu theo từng đối tượng khách hàng , nhóm khách hàng;
+ Tổng hợp doanh thu theo ngày và theo loại hình doanh thu.
5. Quản lý chi phí, giá thành sản phẩm:
- Cho phép tập hợp chi phí theo từng đối tượng tập hợp như bộ phận sản xuất hoặc toàn công ty theo từng yếu tố chi phí;
- Tự động tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm;
- Cho phép in chi tiết và tổng hợp giá thành sản phẩm.
6. Sổ cái:
- Quản lý hệ thống tài khoản, cho phép mở các tài khoản chi tiết đến nhiều cấp;
- Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế vào sổ nhật ký chung;
- Tự động cập nhật các nghiệp vụ phát sinh từ các phân hệ khác;
- Cho phép điều chỉnh dữ liệu khi có yêu cầu, linh hoạt trong quản lý chu kỳ kế toán;
- Cho phép in các sổ sách tổng hợp tài khoản khác nhau, theo các cấp độ kế toán khác nhau.
7. Kế toán TSCĐ, tiền lương và bảo hiểm xã hội:
- Cho phép hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm và hao mòn tài sản cố định
- Cho phép theo dõi, hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
8. Kế toán tổng hợp:
- Cuối kỳ chương trình tự động tập hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo ra các báo cáo:
+ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản;
+ Bảng cân đối kế toán;
+ Kết quả hoạt động SXKD;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Sổ tổng hợp tài khoản.
9. Quản trị hệ thống:
- Cho phép phân quyền sử dụng đến từng phân hệ kế toán;
- Cho phép sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu.